archives

tin hieu

This tag is associated with 1 post

Ichimoku Kinko Hyo – ” Cái Nhìn Thoáng Qua “


  1. 1. Giới thiệu
    – Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng
    viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các
    nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho
    currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được
    công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi
    ích mà nó đem lại.
    – Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và
    thời gian”, phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có
    một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế
    sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp
    đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác

    2.Cấu tạo 
    Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng
    cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.
    1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng
    cho 9 phiên
    2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
    3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên
    sau
    4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho
    26 phiên đầu
    5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng
    cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
    Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo”
    hay “Cloud”.
    Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku
    được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn
    tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao
    dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên

     

  2. A. Tenkan Sen : đường tín hiệu
    Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng
    cho 9 phiên
    Trong khi nhiều người xem Tekan Sen như một đường trung bình đơn giản
    SMA9 của giá đóng cửa, thì thực ra nó lại được tính toán dựa trên tỷ lệ trung
    bình của giá cao nhất và thấp nhất cho 9 phiên.

    Như có thể thấy trên biểu đồ, Tekan Sen thường “Flat” hơn so với SMA9. Thực
    tế này là bởi vì Tekan Sen được tính theo trung bình của giá cao nhất và thấp
    nhất chứ không phải trung bình của giá đóng cửa.
    Ngoài ra, Tekan Sen cũng cho nhiều mức hỗ trợ vững chắc hơn so với SMA9 :
    tại vùng đánh dấu ( màu vàng ), giá không vượt qua được Tekan Sen trong khi
    nó đã phá vỡ và xuyên qua SMA9.

    Trong một xu hướng giảm giá, Tekan Sen sẽ đóng vai trò như một mức kháng
    cự.
    Các góc của Tekan Sen ( so với giá ) cũng có thể cho chúng ta một ý tưởng :
    Một Tekan Sen dốc góc cạnh sẽ cho biết giá tăng gần như thẳng đứng trong một
    thời gian ngắn hoặc động lực mạnh mẽ, trong khi một Tekan Sen phẳng ( Flat
    Tekan Sen ) sẽ cho biết động lực thấp hoặc không có động lực khoảng thời gian
    tương tự.
    Tekan Sen đo lường biến động giá trong một xu hướng ngắn hạn, và cho tín hiệu
    sớm nhất nên cũng vì vậy mà nó kém tin cậy nhất trong 5 đường của hệ thống
    Ichimoku. Tuy nhiên, khi giá vi phạm Tekan Sen có thể cho một dấu hiệu ban
    đầu của một sự thay đổi xu hướng, dù vậy, giống như tất cả các tín hiệu khác,
    điều này cần phải được xác nhận bởi các thành phần khác trước khi đưa ra quyết
    định kinh doanh.
    Một trong những ứng dụng chính của Tekan Sen chính là sự giao cắt của nó qua
    Kijun Sen.
    Nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên, thì đó là một tín hiệu tăng giá. Tương
    tự, nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá.

    B.Kijun Sen : đường xu hướng
    Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26
    phiên
    Kijun Sen là một chỉ báo rất quan trọng trong hệ thống Ichimoku và nó có rất
    nhiều ứng dụng. Giống như Tekan Sen, Kijun Sen được tính dựa trên trung bình
    của giá cao nhất và thấp nhất, nhưng cho 26 phiên (khung thời gian dài hơn). Do
    vậy, Kijun Sen cũng mang tất cả các tính chất của Tekan Sen.
    Ngoài ra, do được tính trên một khoảng thời gian dài hơn, nên tín hiệu được cho
    bởi Kijun Sen trở nên vững chắc và đáng tin cậy hơn so với Tekan Sen .
    Một khi giá vượt quá một trong hai điểm cao nhất hoặc thấp nhất ( trong 26
    phiên ), Kijun Sen sẽ phản ánh bằng cách câu lên hoặc xuống tương ứng. Như
    vậy, xu hướng ngắn hạn có thể được xác định bởi hướng của Kijun Sen. Ngoài
    ra, các góc độ tương đối của Kijun Sen ( so với đường giá ) sẽ cho biết sức mạnh
    hay động lực của xu hướng này.
    Sự cân bằng về giá được thể hiện bởi Kijun Sen trên biểu đồ cũng chính xác hơn
    so với Tekan Sen. Do đó, các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Kijun Sen
    cũng đáng tin cậy hơn

     

  3. C. Chikou Span: đường trễ
    Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên
    sau
    Chikou Span đại diện cho một trong những tính năng độc đáo nhất của hệ thống
    Ichimoku, biểu thị giá đóng cửa hiện tại là thời gian chuyển dịch ngược về 26
    phiên đã qua – cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về hành động giá, có thể
    giúp xác định xu hướng sắp tới.
    Nếu giá đóng cửa hiện tại ( được mô tả bởi Chikou Span ) thấp hơn so với giá
    của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ giảm.
    Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá của 26 phiên trước đây,
    nhiều khả năng giá sẽ tăng.

  4. Ngoài việc cho chúng ta xác định các khả năng tăng/giảm của giá, Chikou Span
    cũng cung cấp các mức độ hỗ trợ và kháng cự

Follow Hướng dẫn học Forex – Kiếm tiền với Forex on WordPress.com

RSS Tin tức tài chính

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

Thống kê Blog

  • 265 401 hits